CHIA SẺ

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

GIÁ BÁN CÂY CAU BẸ TRẮNG

Cây Cau Bẹ Trắng là một trong những loại Cau Cảnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cây được ưa chuộng làm Cây Công Trình, cây xanh đô thị, tạo bóng mát trong công viên, trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn hay sân vườn biệt thự, khu nghĩ dưỡng sang trọng… mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho mỹ quan của các công trình.


Cây Cau Trắng

Giá Cây Cau Trắng

Để có được những Cây Cau Trắng, các vườn ươm phải vất vả ươm từ hạt sau đó cho trồng trong vườn ươm từ 12-18 tháng. Khi đủ tuổi và chiều cao quy định cây sẽ được xuất vườn đem đi trồng.

Tùy vào đặc thù không gian và nguồn tài chính mà người mua sẽ lựa chọn số lượng, kích thước cây giống theo mong muốn. Thông thường để đầu tư trồng trong các công trình, Cây Cau Trắng có chiều cao lóng 0.5-1m, chiều cao tính cả lá từ 1.5-2.5m rất được ưa chuộng. Bởi lúc này cây giống đã khá cứng cáp và phát triển ổn định, hạn chế khả năng bị chết sau khi trồng.


Giá Cây Cau Trắng

Tuy nhiên, giá thành đầu tư cũng tương đối cao, hiện thị trường cây giống có giá bán vào khoảng 500.000 – 800.000 vnđ/ Cây Cau Trắng có chiều cao lóng 0.5-1m, chiều cao tính cả lá từ 1.5-2.5m

Lưu ý khi mua Cây Cau Trắng

Cây Cau Trắng dễ trồng, phát triển tốt nếu được chăm sóc đúng cách thì Bạn sẽ nhanh chóng có được khung cảnh đẹp như ý với những bụi/khóm Cau Trắng xanh rì.


Lưu ý khi mua Cây Cau Trắng

Với những người lần đầu mua cây cần chú ý các đặc điểm nhận dạng Cây Cau Trắng để tránh nhầm những Giống Cau khác. Cau Trắng có dạng thân hình cột, thân chia thành nhiều đốt nhỏ, lá cây thuộc dạng lá kép lông chim và có màu xanh bạc, nhìn giống hệt như đuôi chim. Lá phụ buông dài rơi thẳng xuống như rèm cửa, khi có cơn gió ngang qua, lá cây đong đưa trông rất lãng mạng và thu hút.

Cây Cau Bẹ Trắng hầu như ra hoa quanh năm, hoa có màu trắng, đây cũng chính là lý do vì sao nó lại có tên là Cau Trắng. Khi ra hoa, cụm hoa màu trắng xanh tỏa ra và kết trái, trái của Cây Cau Trắng hình xoan, cứng, mập, lúc đầu nó có màu trắng xanh, khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp.

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH TRÊN CÂY CAU TRẮNG

Cây Cau Trắng ngày càng được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở những vùng đô thị. Cau Trắng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vừa là Cây Ngoại Cảnh lẫn giá trị phong thủy tốt đẹp cho người trồng. Khi trồng Cau Trắng ngoài việc chăm sóc đúng cho cây sinh trưởng tốt thì cách phòng trị sâu bệnh cũng rất cần thiết.


Cau Trắng

Các phòng một số loại sâu bệnh trên Cây Cau Trắng

Thông thường, để hạn chế bớt các nguy cơ bệnh hại trên Cau Trắng, người trồng cần tìm cách nâng cao sức để kháng cho cây và tạo môi trường sống lành mạnh để cây phát triển tốt.

Trước tiên, Bạn cần trồng Cau Trắng hoặc đặt chậu trồng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Bạn không nên đặt ở nơi thiếu ánh sáng hay ánh sáng yếu. Nếu phải để trong nhà thì cần chọn nơi có ánh sáng hoặc cần mang cây ra phơi nắng hàng tuần. Nếu không thì bản lá sẽ mỏng, cây sẽ sinh trưởng yếu và kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và dẫn đến chết cây. Trồng cây trong nhà mà để cây chết thì không hay.


Các phòng một số loại sâu bệnh trên Cây Cau Trắng

Ngoài ra, Bạn cần định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng hay phân NPK tổng hợp để thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Cách điều trị một số loại sâu bệnh trên Cây Cau Trắng

Cây Cau Trắng thường dễ bị các bệnh như Rệp Sáp, Rệp Phần Ốc Vảy… gây hại. Rệp bám chặt một chỗ để hút nhựa cây, đẻ trứng nhỏ li ti trên lá do đó mắt thường không thấy được. Rệp non mới nở có chân bò phân tán ra xung quanh. Trước khi cây ra hoa – ra trái, Rệp thường tập trung ở đọt non và chủ yếu là mặt dưới của lá, khi cây có hoa Rệp non bò đến các cuống hoa để hút nhựa và sinh sản.


Cách điều trị một số loại sâu bệnh trên Cây Cau Trắng

Khi phát hiện ra cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên, Bạn nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.

Ngoài ra, ở những Cây Cau Trắng trưởng thành ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ở bẹ non của ngọn Cau. Bạn nên dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CAU TRẮNG

Cây Cau Trắng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt, lại thích nghi với nhiều vùng sinh thái và đất đai khác nhau. Tuy nhiên, Bạn muốn có Vườn Cau Trắng đẹp cần chú ý các kỹ thuật chăm sóc dưới đây.


Thân Cây Cau Trắng

Chăm sóc Cây Cau Trắng sau khi trồng

Cau Trắng là giống cây ưa sáng thì thế khi chọn vị trí trồng và chăm sóc Cây Cau Trắng cần lưu ý, nên đặt cây nơi hướng sáng, có đầy đủ ánh sáng. Bạn không nên đặt cây nơi ánh sáng yếu vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Tuy nhiên, giai đoạn còn nhỏ cây lại đòi hỏi phải che bóng.


Chăm sóc Cây Cau Trắng sau khi trồng

Đất đai: Bạn nên trồng Cau Trắng ở những nơi đất giàu mùn, ẩm nhưng vẫn thoát nước tốt. Tuy nhiên cây vẫn có khả năng chịu hạn, đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển trên nền đất cát, đất nhiễm mặn nhẹ.

Nước: Nhu cầu nước của Cau Trắng trung bình, bình quân 1 tuần tưới 2-3 lần, mỗi lần tưới 1 lít nước.

Chăm sóc Cây Cau Trắng khi trưởng thành

Cây Cau Trắng tuy có thể chịu hạn nhưng vẫn cần nước để sinh trưởng, ra nhánh nên cây càng lớn Bạn càng cần chú ý tưới nước đều, không để đất quá khô. Ngoài ra, Bạn cần định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20 và NPK để bón thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.


Chăm sóc Cây Cau Trắng khi trưởng thành

Bên cạnh đó, Bạn cũng cần chú ý phòng chống một số loại sâu bệnh gây hại Cây Cau Trắng như: Rệp Sáp, Bệnh Vàng Lá… để kịp thời khắc phục tránh tình trạng lây lan cho cả vườn.

CÁCH TRỒNG CÂY CAU TRẮNG

Trồng Cau Trắng cũng đơn giản như những loại Cau khác, Cau Trắng không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chịu hạn tốt. Bạn chỉ cần chú ý một số kỹ thuật trồng theo hướng dẫn dưới đây thì sẽ nhanh chóng có được những Cây Cau Trắng làm cảnh xanh mướt lá.


Cây Cau Trắng

Cách chọn cây giống

Cây Cau Trắng thường được nhân giống bằng hạt, khi cây con đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che, tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1-1,5 năm, Cây Cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất vườn để trồng.

Chuẩn bị đất trồng cây

Đất trồng Cau Trắng: Bạn nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Đất mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Bạn không nên trồng Cau Trắng trên đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.


Chuẩn bị đất trồng Cây Cau Trắng

Thời điểm trồng: Trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Kỹ thuật trồng Cây Cau Trắng

Trước khi trồng, dù là trồng trên đất hay trong chậu, Bạn cần bón phân lót trước khi trồng và trồng nông. Khi đã chuẩn bị xong hố hoặc chậu trồng, Bạn gỡ bỏ lớp vỏ bầu và từ từ đặt cây giống vào hồ trồng.


Kỹ thuật trồng Cây Cau Trắng

Lưu ý, Bạn lấp đất ở gốc cây không quá sâu đễ tránh làm cây bị “Nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém.

Sau khi trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Bạn cần tưới nước ngày1-2 lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

KỸ THUẬT BỨNG CÂY CAU TRẮNG

Cây Cau Trắng có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng di chuyển để trồng cho các vị trí khác nhau. Tuy nhiên, với những Cây Cau Trắng có kích thước lớn thì kỹ thuật bứng cây và trồng trực tiếp rất quan trọng. Công việc này cũng không khó nhưng đòi hỏi người bứng cây phải nắm được các kỹ thuật bứng như bài viết dưới đây.


Bầu Cây Cau Trắng

Cắt tỉa cành lá tạo dáng cho tán cây trước khi bứng chuyển

Trước khi bứng cây, Bạn có thể cắt bỏ một số cành lá cho tán gọn lại để tránh cho cây nặng nề trong quá trình bứng và hạ cây. Lưu ý, sau khi bứng cây và bó bầu xong, hạ cây xuống ta tiếp tục sửa lại các cành tán cho phù hợp với từng điều kiện vận chuyển đến nơi ươm trồng mới.

Đánh bầu cây

Bạn tiến hành đánh dấu một vòng tròn xung quanh thân cây cách gốc cây từ 50-60cm tùy thuộc từng cây và đường kính gốc cây. Sau đó, Bạn tạo bầu cây, bầu có dạng hình thang. Tùy theo từng loại cây và kích thước cây để xác định kích thước bầu khác nhau.


Đánh bầu Cây Cau Trắng

Tiếp theo, Bạn dùng cuốc, xẻng, xè beng… thật sắc tiến hành đào đất và cắt rễ nhỏ, dùng rùi và cưa tay cắt các rễ lớn sao cho thật tròn đều, thật nhẵn ở các đầu cắt. Cứ như vậy tiến hành lần lượt từ trên xuống dưới đến khi nào đủ độ sâu bầu thì thôi. Chú ý hình dáng bầu phải cân đối, đều, tốt nhất là kiểu bầu hình chum. Trước khi cắt rễ cái và rễ to của cây thì phải dùng cọc trống cố định cây hoặc dùng cần cẩu giữ cây không để cho cây đổ.

Trong quá trình đánh bầu ta dùng các loại thuốc kích thích ra rễ trộn lẫn với bùn non xoa xung quanh bề mặt ngoài những đốt rễ cây vừa bị chặt đứt. Có thể dùng thuốc chế phẩm giâm chiết cành 10cc/lọ với tỷ lệ 5 lọ/1kg bùn non sau đó trát lên phần rễ bị chặt quanh đầu và hòa thuốc ABA.247.NHO ( 10 đến 12 giọt cho vào bình 5 lít) xịt đều xung quanh bầu cây.

Cây Cau Trắng có bộ rễ chùm, rễ có dạng hình ống nên khi đánh bầu tránh để rễ dập nát. Với các loại Cau chú ý trước khi đánh cần đánh dấu hướng đông – tây.

Bó bầu cây

Bạn có thể dùng lưới, dây bọc, dây cao su để bó bầu. Đầu tiên, Bạn dùng lưới van để cố định bầu cây. Sau đó, Bạn dùng dây bọc đan theo kiểu mắt cáo luồn từ đáy bầu lên trên và cột chặt vào gốc cây tạo liên kết mắt võng vòng chặt chẽ tránh vỡ bầu khi vận chuyển đến nơi trồng mới.


Bó bầu Cây Cau Trắng

Bầu được bó theo hình đai mắt võng theo kích thước: ngang bầu hàng cách hàng từ 15-20cm, dọc bầu hàng cách hàng 10-20cm.

Bó thân, bó cành: Bạn hãy đặt thân cây nằm nghiêng, dùng dây thừng bằng sợi gai mềm quấn sát nhau và chặt xung quanh thân cây từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên. Những cành to trên thân cũng được quấn thừng 1 đoạn khoảng 40-50cm. Dây thừng quấn quanh thân cành có tác dụng làm giảm sự khô của vỏ nhờ làm giảm quá trình thoát hơi nước và tránh làm tổn thương vỏ trong quá trình bốc dỡ vận chuyển

Bốc dỡ và vận chuyển cây


Bạn nên dùng cẩu chuyên dùng để cẩu cây, dùng cáp vải hoặc cáp sắt để buộc vào cây, chỗ nào cố định cáp vào thân cây hoặc cành cây phải lót chăm dạ đóng nẹp tre gỗ để tránh toạc cành toạc vỏ cây ( tránh tổn thương thân cây). Bạn cần tuyệt đối chú ý không được làm vỡ bầu cây trong khi cẩu cây lên xe vận chuyển.

Trên xe cây phải xếp nghiêng, phải để bầu cây phía trước thùng xe, cành lá phía sau, những bộ phận tiếp giáp vật cứng phải lót vải mềm cẩn thận để tránh xây sát vỏ cây. Nếu để đứng phải buộc thật chặt cả bầu cây và thân cây. Trên đường vận chuyển xe phải đi với tốc độ vừa phải , tránh ổ gà , đảm bảo giữ bầu cây không bị vỡ.

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

VÌ SAO TRỒNG CAU TRẮNG LÀ XU HƯỚNG CÂY CẢNH MỚI

Khi lựa chọn Cây Cảnh trồng trong nhà, gia chủ thường muốn chọn một loại cây đa tác dụng. Cây đó phải vừa trồng được ngoài vườn, vừa trồng được trong chậu, vừa đẹp về mặt thẩm mỹ, vừa đẹp về ý nghĩa phong thủy. Cây Cau Trắng là một trong những loại Cau Cảnh đáp ứng được những tiêu chí trên của người chơi Cây Cảnh.


Trồng Cây Cau Trắng

Xu hướng Cây Cảnh mới vẫn kế thừa được nét truyền thống

Nhắc đến Cây Cau thì hẳn nhiều người biết, song các Giống Cau Truyền Thống lại chỉ phù hợp trồng ngoài vườn và càng chăm sóc thì thân càng cao rất khó để tạo lên một khung cảnh đẹp và thu hoạch Trái Cau.

Cây Cau Trắng là một Giống Cau mới hoàn toàn có thể khắc phục được những hạn chế của Giống Cau Truyền Thống. Vì là một giống cây ưa sáng nên chúng rất thích hợp trồng ngoài sân vườn, với chiều cao tối đa từ 7-10m thì không quá khó để tạo nên khung cảnh đẹp cho gia chủ.


Xu hướng Cây Cảnh mới vẫn kế thừa được nét truyền thống

Hơn nữa, Người trồng cũng có thể trồng trong chậu và để trong nhà làm Cây Nội Thất cũng rất ý nghĩa. Như vậy, dù Cau Trắng là loại Cây Cảnh theo xu hướng mới nhưng nó vẫn giữ được nét truyền thống và mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho gia chủ.

Cây Cau Trắng dần thay thế các Cây Cảnh khác

Cau Trắng không chỉ dần thay thế những Giống Cau Truyền Thống mà chúng còn dần thay thế cả những loại Cây Cảnh khác trong các công trình bởi Giống Cau này có nhiều đặc tính ưu việt.


Cây Cau Trắng dần thay thế các Cây Cảnh khác

Cây có dáng thẳng đẹp, hoa thơm, quả màu đỏ, lá xanh rất đẹp mắt, thu hút mọi ảnh nhìn của mọi người. Đặc biệt, cây có khả năng ra hoa quanh năm, với những chùm hoa cau trắng muốt, hương thơm thanh tú gợi cho con người những cảm xúc ngây ngất khi đến gần.

Tán cây không quá rộng, không quá rậm rạp như Cây Dừa, Cây Cọ… Cây Cau Trắng dễ trồng, dễ chăm sóc, tuổi thọ cao, khả năng chịu hạn tốt rất phù hợp với khí hâu nước ta. Vì thế, nó ngày càng được nhiều người ưa chuộng và chọn trồng.

TRỒNG CÂY CAU TRẮNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây Cau Trắng là một loại Cây Cảnh, Cây Công Trình đẹp. Hiện nay, ngoài các công trình như công viên, nhà máy, nhà xưởng… thì các gia đình có sân vườn, biệt thự cũng rất ưa chuộng trồng loại cây này. Với một vài Cây Cau Trắng trong khuôn viên sẽ giúp ta xua tan đi những căng thẳng và đem lại niềm vui, sinh khí cho khu vườn của Bạn. Bên cạnh đó chúng còn mang lại những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nhân văn.


Cây Giống Cau Trắng

Cây Cau Trắng loại Cây Công Trình đẹp

Cây Cau Trắng vốn là một loại cây nhập khẩu về và chúng tỏ ra thích nghi với khí hậu, điều kiện tự nhiên ở nước ta. Vì thế, Cau Trắng đã phát triển rộng khắp, đặc biệt là ở nhiều vùng đô thị.

Cây Cau Trắng thường được trồng ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn, công viên, phân cách hoặc vỉa hè các tuyến đường… Ngoài trồng trực tiếp xuống đất, Cau Trắng còn có thể trồng trong chậu để trang trí ngoại thất lẫn nội thất.


Cây Cau Trắng loại Cây Công Trình đẹp

Vẻ đẹp của loài Cau Trắng không chỉ nằm ở sắc trắng của buồng hoa và các quả non mà còn là sự nổi bật của những quả cau khi chín có màu đỏ chói. Đặc biệt có khi trên Cây Cau Trắng cùng lúc vừa có buồng hoa đang nở trắng xóa, vừa có buồng quả non trắng nõn nà và buồng toàn quả màu đỏ tươi.

Tán lá Cây Cau Trắng có hình vòng cung rũ xuống kết hợp cùng màu sắc đặc trưng trắng nõn của buồng hoa, sắc đỏ của quả chín, Cau Trắng trở thành một loài Cây Công Trình, Cây Ngoại Cảnh vô cùng hấp dẫn mà không tốn nhiều không gian trồng.

Ý nghĩa phong thủy Cây Cau Trắng

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại dù các ngôi nhà được thiết kế khác nhau, hướng cũng không còn là điều bắt buộc. Tuy nhiên những quan niệm dân gian khi trồng cây trong nhà như “Trước cau sau chuối” vẫn còn nguyên giá trị.


Ý nghĩa phong thủy Cây Cau Trắng

Cây Cau Trắng có các đặc điểm như thân cây cao thẳng, tán lá cong, ít rụng lá. Bên cạnh đó, Cau Trắng còn có những chùm quả mang sắc đỏ xum xuê, hoa cau trắng muốt thơm ngát… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, trong văn hóa dân gian Việt Nam, Cây Cau còn là biểu tượng điển hình của sự yêu thương, gắn bó son sắt giữa các thành viên trong một gia đình. Vì lẽ đó, trồng Cau Trắng trong sân vườn hay không gian nhà ở, ai cũng ít nhiều mong cho gia đình mình luôn thương yêu, hạnh phúc bên nhau, cuộc sống lứa đôi bền chặt.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAU TRẮNG



Cây Cau Trắng

Tên phổ thông : Cau Trắng, Cau Bẹ Trắng
Tên khoa học  : Veitchia merrillii
Họ thực vật     : Arecaceae ( họ Cau )
Nguồn gốc xuất xứ : Châu Á
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Cây Cau Trắng trưởng thành thường cao 5-7m, trong điều kiện sống tối ưu có thể lên tới 10m, thân tròn đều, đốt sát nhau ( dấu vết lá rụng). Lá kép lông ở đỉnh thân, màu xanh bóng, dài đến 1,5 m, lá phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng.

Hoa, quả, hạt: Cụm hoa mọc ra từ các đốt nơi lá rụng, mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa màu trắng. Quả hình trái xoan cứng, mập, lớn dần, vỏ quả chuyển sang màu xanh sáng, rồi xanh sẫm để cuối cùng khi chín chuyển sang màu đỏ.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: chậm

Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt. Nhu cầu nước trung bình

Cây Cau Trắng là loài cây đẹp, cây thường được trồng làm cây trang trí ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn…

Ngày nay, Cây Cau Trắng còn được trồng phổ biến ở các công viên, có nơi còn đưa trồng ở dải phân cách hoặc cả vỉa hè các đường lộ. Ngoài trồng đất có thể trồng Cau Trắng trong chậu. Có thể trồng trang trí ngoại thất lẫn nội thất.